CHIA SẺ

Friday, September 8, 2017

CÁCH CHĂM SÓC ỔI NỮ HOÀNG

Ổi Nữ Hoàng là Giống Ổ̉i được cho là dễ trồng dễ chăm sóc và cho năng suất cao. Song không phải nhà vườn nào cũng biết cách chăm sóc tốt để cây đạt năng suất tối đa. Vì thế, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chia sẻ một số các kỹ thuật chăm sóc Ổi Nữ Hoàng để Bà con tham khảo ứng dụng.




Cây Giống Ổi Nữ Hoàng

Tưới nước và làm cỏ

Tưới nước và làm cỏ là kỹ thuật chăm sóc định kỳ mà người chăm Ổi cần chú ý. Bà con cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.

Phòng trừ cỏ dại: Bà con phủ gốc Ổi bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Tỉa cành tạo tán và bấm đọt

Sau khi trồng cây giống khoảng 3 tháng, từ thân cây ra những tược mới (cành cấp I) và để dài khoảng 0,8 – 1 m. Khi vỏ tược ở độ bánh tẻ, sẽ cắt bỏ 1/2 chiều dài tược để tạo tiền đề khung tán thấp cây sau này. Sau mỗi lần cắt đọt thì cây sẽ ra cành cấp 2, cấp 3.


Tỉa cành tạo tán và bấm đọt

Bà con tiến hành tỉa bỏ những chồi nhỏ yếu, chỉ giữ lại mỗi cây 3 – 4 cành cấp I, 8 – 10 cành cấp II và hệ thống cành cấp III đều các hướng. Tiến hành bấm ngọn tược thứ 3 ngay vị trí phía trên cặp trái Ổi non đã đậu và tỉa các trái dư.

Việc tạo tán, tỉa cành, bấm đọt, giúp tạo ra nhiều cành cho trái, tán cây chỉ cao khoảng 1,4 – 1,5 m dễ dàng quản lý sâu bệnh và thu hoạch.

Bón phân và phòng tránh sâu bệnh

Hàng năm Bà con cần cung cấp đủ lượng phân NPK, Amon sunphat, magie sunphat theo từng giai đoạn phát triển của cây. Đặc biệt, từ năm thứ 3 trở đi, khi Ổi đã ra hoa rộ tăng lượng phân bón lên và tính thêm số lượng NPK trong sản lượng quả thu hoạch. Một tháng trước khi ra hoa, Bà con bón thêm phân nặng về đạm để ra hoa được nhiều.


Bón phân và phòng tránh sâu bệnh

Lưu ý: Vườn Ổi Nữ Hoàng tuyệt đối không để cỏ vì có cỏ rễ Ổi sẽ ăn sâu, không lợi dụng được màu mỡ trên đất mặt: bón phân kém tác dụng. Dùng Paraquat 1.000 ml trong 10 lít nước không làm bắn thuốc lên lá rất có hiệu lực, nếu không, phải dùng cuốc lưỡi mỏng và nông trừ cỏ quanh gốc.

Phòng trừ sâu bệnh:
Cây thường gặp các loại sâu bệnh gây hại như nấm Glomerella cingualata, nấm Fusarium và Macrophomina… những loại bệnh trên có thể trị bằng phun thuốc có đồng.

Sâu Ổi, Rệp Sáp cũng khá nhiều, vào tháng 6, 7 những Quả Ổi chín, cùi đã mềm thường bị ruồi đục quả Dacus dorsalis đến đẻ, giòi đục luỗng, quả không ăn được, tỷ lệ bị hại đôi khi đạt 70 – 80% số quả chín. Bà con có thể phun lân hữu cơ, cacbamat có thể phòng trừ các sâu nói trên. Đồng thời, dùng Metila Ơgênola hoặc Hudrolizat de protein để dẫn dụ và dùng bả trộn với một chất sát trùng như Malathion,…để tiêu diệt.